Máy lọc nước là một thiết bị điện giúp cung cấp đủ nguồn nước sử dụng cho gia đình. Tuy nhiên nhiều gia đình băn khoăn không biết thiết bị này có tốn điện không? Làm thế nào để tiết kiệm điện trong quá trình sử dụng? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 4 cách giảm tiêu thụ điện năng của máy lọc nước kèm hướng dẫn chi tiết. Đừng bỏ qua nhé!
1. Chọn công suất máy lọc nước phù hợp
Thực tế máy lọc nước không tốn nhiều điện năng trong quá trình sử dụng nếu bạn chọn đúng công suất với nhu cầu sử dụng. Nếu thiết bị có công suất quá lớn sẽ tiêu thụ nhiều điện năng gây lãng phí. Ngược lại công suất máy quá nhỏ không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của gia đình, mất thời gian chờ đợi máy lọc xong nước. Để xác định công suất máy lọc nước phù hợp, bạn lưu ý:
- Xác định nhu cầu sử dụng nước bằng cách tính số lượng thành viên trong gia đình và nhân với lượng nước tiêu chuẩn mỗi người tiêu thụ trong 1 ngày (thường là 1,5 – 2 lít nước).
- Đến trực tiếp cửa hàng điện máy, hoặc liên hệ với đơn vị cung cấp sản phẩm để được gợi ý máy lọc nước sở hữu công suất phù hợp với nhu cầu.
- Chọn máy lọc nước phù hợp với công suất, đồng thời đảm bảo các tiêu chí khác như thẩm mỹ, tính năng, công nghệ…
Thường khi chọn công suất máy lọc nước các gia đình hay quan tâm đến mức độ tiêu thụ điện xem máy lọc nước có tốn điện không, tuy nhiên trên thực tế nếu gia đình bạn chọn mua đúng công suất với nhu cầu sử dụng thì máy lọc nước không hề gây tốn điện
Chọn máy lọc nước có công suất lọc phù hợp
2. Vệ sinh máy lọc nước định kỳ
Máy lọc nước chỉ hoạt động tốt nhất khi được vệ sinh định kỳ, tránh những rủi ro như đường nước đầu vào bị bít tắc, giảm lưu lượng nước. Lúc này, thiết bị sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn để đưa nước vào hệ thống lọc. Vì vậy, bạn nên bảo dưỡng thiết bị định kỳ (từ 3 – 6 tháng 1 lần), đảm bảo máy hoạt động hiệu quả. Để vệ sinh máy lọc nước, các thợ bảo dưỡng thường thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Rút điện máy lọc nước.
- Tháo rời vỏ máy theo sơ đồ điện máy lọc nước và hướng dẫn của nhà sản xuất. Chú ý không làm mất ốc và làm gãy các linh kiện.
- Sử dụng khăn mềm vắt khô hoặc bàn chải mềm để loại bỏ bụi bẩn bên ngoài cốc lọc, đường ống nước và các bề mặt trong máy.
- Để các bộ phận khô hoàn toàn trước khi lắp lại.
3. Thay lõi lọc nước định kỳ
Các lõi lọc thô, lõi lọc chức năng và lõi bù khoáng trong máy lọc nước có vai trò loại bỏ tạp chất, vi khuẩn, các chất độc hại… có trong nước, đem đến nguồn nước chuẩn tinh khiết. Sau thời gian dài sử dụng, các lõi lọc này có thể bị tắc nghẽn, hoặc hỏng hóc, khiến hiệu suất lọc của máy giảm, thậm chí máy buộc phải tiêu thụ lượng điện năng lớn hơn để đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch. Bạn lưu ý thay thế lõi lọc định kỳ 3 – 24 tháng (hoặc sớm hơn tùy tình trạng) theo hướng dẫn sau:
- Rút nguồn điện máy lọc nước.
- Tháo vỏ máy lọc nước và giữ lại các ốc vít, bộ phận nhỏ của máy.
- Tháo cốc lọc khỏi máy.
- Dùng bàn chải mềm hoặc khăn mềm vệ sinh bên ngoài và bên trong cốc lọc.
- Rửa lõi lọc dưới vòi nước sạch.
- Lắp lõi lọc vào cốc lọc.
- Lắp vỏ máy lọc nước và hoàn tất quá trình thay lõi.
Thay lõi máy lọc nước định kỳ
4. Điều chỉnh áp lực nước đầu vào
Áp lực nước đầu vào quá lớn khiến các bộ phận trong máy phải hoạt động hết công suất để lọc nước, dẫn đến tiêu tốn nhiều năng lượng hơn mức tiêu chuẩn, thậm chí giảm hiệu quả làm sạch nước. Bạn lưu ý khi lắp đặt và trong quá trình sử dụng nên thường xuyên kiểm tra áp lực nước theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị một chiếc đồng hồ đo áp lực nước.
- Kết nối đồng hồ vào hệ thống, đảm bảo áp suất đã được giải phóng hết.
- Đặt con trỏ về 0 để máy bắt đầu đo.
- Ghi lại thông số để đảm bảo áp lực nước ổn định.
Sử dụng đồng hồ đo áp lực nước đầu vào
Như vậy, bài viết đã giới thiệu tới bạn 4 phương pháp này có thể giúp bạn tiết kiệm điện, giảm chi phí sử dụng điện hàng tháng và tăng hiệu quả hoạt động của máy lọc nước. Chúc bạn áp dụng thành công!